Thực đơn cho bà bầu bị nghén 3 tháng đầu cần được xây dựng khoa học để vừa giảm cảm giác buồn nôn, mệt mỏi, vừa cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ và bé. Đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ dễ bị thay đổi nội tiết, khứu giác nhạy cảm và dạ dày hoạt động kém dẫn tới chán ăn, sụt cân và thiếu hụt dưỡng chất quan trọng.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho mẹ bầu bị nghén ăn
Đáp ứng đầy đủ hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết suốt thai kỳ
Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Cụ thể:
Bảng định lượng các chất dinh dưỡng phù hợp cho thai phụ 3 tháng đầu
Chất dinh dưỡng | Thực phẩm tiêu biểu | Hàm lượng |
Calo | _ | 1.780 – 2.100 calo/ngày |
Carb | Yến mạch, đậu xanh, khoai lang, củ cải đường, bắp (ngô), gạo lứt, chuối, cam,… | 297 – 370g/ngày |
Protein | Trứng, ức gà, hạnh nhân, phô mai, sữa/sữa chua, súp lơ xanh,… | 61g/ngày |
Lipid | Cá, ô liu, dầu cải, dầu đậu phộng, bơ, hạt và bơ hạt,… | 46.5 – 58.5g/ngày |
Folate | Rau lá xanh sẫm (rau chân vịt, diếp cá, cải xanh, cải ngọt,…), măng tây, đậu nành và các loại đậu, súp lơ xanh, ngũ cốc, quả bơ,… | 600mcg/ngày |
Sắt | Thịt, cá, trứng, ốc, nghêu, sò, hến, gan, tiết, ngũ cốc, rau dền, rau bina và các loại rau lá màu xanh,… | 27.4 – 41.1mg/ngày |
Canxi | Sữa, đồ làm từ sữa, tôm, cua, cá, trứng,… | 1200mg/ngày |
Vitamin D | Cá, trứng, sữa, bơ,… | 20mcg/ngày |
Vitamin C | Một số quả như ổi, bưởi, cam, chanh, xoài,… | 70 – 90mg/ngày |
Tập trung dưỡng chất quan trọng theo từng tháng thai kỳ
Với từng giai đoạn thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu sẽ có sự thay đổi nhất định, cụ thể:
- Tháng đầu thai kỳ: Là giai đoạn cơ thể mẹ bắt đầu có những thay đổi rõ rệt, đáng chú ý là thể tích máu tăng lên đến khoảng 50%. Điều này đồng nghĩa với việc mẹ nên tăng cường sắt cho cơ thể. Cùng với đó, mẹ cũng nên tập trung thêm đạm để tránh các biến chứng như sảy thai, thai lưu, dị tật bẩm sinh hoặc trẻ sinh ra kém phát triển về trí não.
- Tháng thứ 2 thai kỳ: Nhiều chị em bắt đầu cảm nhận rõ các dấu hiệu ốm nghén qua các triệu chứng buồn nôn, nôn ói, thay đổi vị giác và chán ăn. Để cơ thể dễ hấp thu dinh dưỡng trong giai đoạn này, nên lựa chọn các món ăn cho bà bầu bị nghén dạng dễ tiêu, ít mùi. Tiêu biểu như rau củ quả giàu chất xơ, ngũ cốc, thực phẩm giàu probiotics (sữa chua, súp miso, sữa uống lên men,…).
- Tháng thứ 3 thai kỳ: Tập trung bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C và vitamin K nhằm hỗ trợ giảm các triệu chứng ốm nghén.
Thực đơn cho bà bầu bị nghén 3 tháng đầu
Thực đơn trong 1 tuần cho mẹ bầu thai kỳ tháng thứ 1
Thứ | Bữa sáng | Bữa phụ | Bữa trưa | Bữa phụ | Bữa chiều | Bữa tối |
Hai | Phở gà
Táo |
Sữa (cho mẹ bầu)
Bắp/ngô luộc |
Cơm
Sườn kho khoai tây Giá hẹ xào thịt Quýt |
Chè mè đen | Cơm
Canh bí đỏ thịt Đậu sốt thịt Súp lơ, đậu que, dứa xào mực Hồng xiêm |
Sữa |
Ba | Xôi đậu xanh
Sữa |
Yaourt
Nho khô |
Cơm
Canh gà hạt sen Trứng luộc kèm nước mắm pha Rau muống xào thịt bò Dưa hấu |
Bánh mì kèm phô mai | Cơm
Canh cải xanh tôm Cá hú kho thơm Ngó sen xào tôm Nước ép bưởi |
Sữa |
Tư | Bún riêu
Dưa lê |
Sữa
Bánh quy |
Cơm
Canh bí đao sườn Thịt nướng Cải bó xôi thịt bò Cam |
Đậu hũ nước đường | Cơm
Canh tần ô thịt Tôm sốt cà Đậu bắp xào tôm khô Vú sữa |
Sữa |
Năm | Bánh cuốn
Sữa |
Chuối
Phô mai |
Cơm
Canh măng chua cá chép Thịt kho trứng Bông hẹ xào nghêu Xoài |
Bánh quy
Sữa |
Cơm
Canh cải ngọt thịt Mực chiên giòn Nấm rơm xào thịt Nước ép thơm |
Sữa |
Sáu | Hoành thánh
Mãng cầu ta |
Sữa
Bánh mì nướng |
Cơm
Canh cua với mướp, mồng tơi Sườn xào chua ngọt Su su, cà rốt xào thịt Táo |
Yaourt
Mít sấy |
Cơm
Canh củ cải thịt bằm Gà kho gừng Bông cải xanh xào tôm Nho |
Sữa |
Bảy | Cơm tấm sườn
Nước cam |
Bột ngũ cốc | Bún riêu cua
Nước ép ổi |
Nước ép trái cây | Cơm
Canh mướp đắng hầm Tôm rang thịt ba chỉ Đậu đũa xào thịt Đu đủ |
Sữa |
Chủ nhật | Súp nấm cua
Thanh long |
Sữa chua
Khoai lang sấy |
Cơm
Gà xào Giá đỗ xào thịt bò Sinh tố dâu tây |
Bánh flan | Cơm
Canh mướp nấu nghêu Trứng hấp thịt, nấm rơm Salad trộn thịt bò Quả lê |
Sữa |
Thực đơn 1 tuần món ngon cho bà bầu nghén ở thai kỳ tháng thứ 2
Thứ | Bữa sáng | Bữa phụ | Bữa trưa | Bữa phụ | Bữa tối |
Hai | Phở gà
Nước ép táo |
Sữa chua
Cam |
Cơm
Rau muống xào thịt bò Canh khoai mỡ Lê |
Trái cây hoặc bánh kẹp phô mai | Cơm
Thịt gà sốt cà chua, nấm |
Ba | Hỗn hợp Yaourt trái cây
Bánh kẹp Sinh tố trái cây |
Bánh nhân trái cây | Cơm
Canh bí đao nấu sườn Cải bó xôi xào thịt Cam |
1 nắm mơ khô | Cơm
Canh mồng tơi nấu nghêu Cá hú kho |
Tư | Ngũ cốc dinh dưỡng và sữa ít béo
Nước ép táo |
Bánh pancake | Cơm
Súp lơ xào tôm Canh tần ô nấu thịt Vú sữa, táo |
Cà rốt | Xúc xích nấu sệt cùng táo |
Năm | Cháo
Sinh tố dâu tây |
Yaourt | Cơm
Tôm sốt cà chua Canh măng chua cá chép Nho |
Bánh mì
Chuối |
Cơm
Canh nấm Trứng hấp thịt |
Sáu | Bánh mì kẹp thịt (không quá cay)
Sữa chua |
Bánh gạo | Cơm
Sườn chua ngọt Canh cải nấu thịt băm Dưa hấu |
Bánh mì que nhúng phô mai | Cơm
Thịt kho trứng cút Canh mướp đắng nhồi thịt Ổi |
Bảy | Yaourt với gừng và trái cây
Nước ép cam |
Bánh cuộn với bơ đậu phộng | Cơm
Giá xào cà chua Tôm rim nước dừa Canh cá rô Chôm chôm |
Bánh bông lan cuộn nhỏ | Mì xào hải sản
Bánh mì bơ tỏi |
Chủ nhật | Trứng ốp la và bánh mì | Chuối | Cơm
Gà luộc Khoai tây xào Su hào/bí và cà rốt nấu xương Táo và lê |
1 – 2 nắm trái cây khô và hạt | Cơm
Nấm mỡ xào húng quế Cà tím nhồi thịt áp chảo Canh cá chép rau cần Lê |
Thực đơn trong 1 tuần cho mẹ bầu thai kỳ tháng thứ 3
Thứ | Bữa sáng | Bữa phụ | Bữa trưa | Bữa phụ | Bữa chiều | Bữa tối |
Hai | Bún riêu cua
Đu đủ |
Sữa (dành cho mẹ bầu) | Cơm
Canh xương với khoai môn Gà kho nấm Nghêu xào bông hẹ Táo |
Bánh flan | Cơm
Canh cải xanh cá thác lác Sườn xào chua ngọt Đậu que xào thịt bò Bưởi |
Cơm
Canh bí đỏ nấu thịt Tôm rim Đu đủ |
Ba | Bánh mì phô mai
Sữa |
Đậu hũ nước đường | Cơm
Canh chua nấu măng Cá hồi kho nước dừa Rau lang luộc Dưa hấu |
Yaourt
Nho khô |
Cơm
Canh tần ô tôm Chả trứng hấp nghêu Bông so đũa xào thịt bò Xoài |
Sữa |
Tư | Phở bò
Bánh flan |
Sữa
Khoai lang sấy |
Cơm
Canh cua mồng tơi Thịt kho măng Bông cải xanh cà rốt xào thịt Dưa lưới |
Chè đậu trắng | Cơm
Canh bí đỏ sườn Tôm cháy tỏi ướt Bắp cải xào tôm Vú sữa |
Sữa |
Năm | Miến cua
Thanh long |
Sữa
Bánh mì nướng |
Cơm
Canh nghêu cà chua Bò kho nước tương Cải thìa luộc Dưa hấu |
Đậu phộng nấu | Cơm
Canh rau má tôm tươi Trứng rán phô mai Mướp nấu rơm xào tôm Nho |
Sữa |
Sáu | Xôi đậu đen
Sữa |
Bột ngũ cốc | Cơm
Canh đậu hũ thịt hẹ Gà kho gừng Giá hẹ xào thịt Cam |
Súp cua trứng cút | Cơm
Canh khổ qua sườn Mực nhồi thịt sốt cà Cải bó xôi xào thịt Sa bô chê |
Sữa |
Bảy | Bánh cuốn
Sữa |
Bột ngũ cốc | Cháo cá chép
Bơ xay |
Chè đậu đen | Cơm
Canh hoa thiên lý giò sống Lươn xào sả ớt Đu đủ |
Sữa |
Chủ nhật | Hủ tiếu sườn
Chuối |
Bánh flan | Bún thịt bò xào
Yaourt trái cây |
Đậu hũ nước đường | Cơm
Canh bắp cải thịt Thịt kho trứng cút Mực xào bông cải nấm rơm Táo |
Sữa |
Lưu ý: Thực đơn trên chỉ mang tính chất tham khảo, mẹ bầu có thể thay đổi phụ thuộc vào sở thích và cơ địa.
Mẹo giúp mẹ bầu ăn ngon miệng hơn khi bị nghén
- Có thể sử dụng một số loại nước giúp làm dịu cảm giác khó chịu của ốm nghén như nước mía pha gừng, chanh mật ong hay nước sắc từ vỏ quýt kết hợp với gừng và lá tía tô.
- Thay vì ăn nhiều trong một bữa, mẹ nên chia nhỏ khẩu phần thành 5 – 6 bữa nhỏ trong ngày, tránh để cơ thể quá đói hoặc quá no mà thai nhi cũng vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Đồng thời đây cũng là cách hay làm giảm cảm giác buồn nôn, khó tiêu, chướng bụng.
- Mẹ bầu nên giảm đường và muối (ít hơn 5g muối/ngày và 25g đường/ngày) nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tiểu đường,…
- Bổ sung một số món ăn cho bà bầu nghén nặng giàu vitamin B6 (khoảng 10mg/ngày) từ quả bơ, quả chuối, thịt gia cầm, thịt đỏ, gạo nâu, ngũ cốc, cá, ngô, các loại hạt,… Loại vitamin này có thể kích thích cơ thể chuyển hoá axit amino (protein) giảm thiểu cơn buồn nôn cho thai phụ.
- Không uống nhiều nước trước hoặc trong bữa ăn vì điều này có thể làm mẹ nhanh no hơn bình thường, thậm chí gây đầy bụng, ợ hơi, trào ngược dịch vị lên thực quản.
- Uống đủ từ 2,5 – 3 lít nước/ngày, có thể thay thế bằng nước canh, nước ép hoa quả hoặc sữa hạt thay thế nước lọc.
Câu hỏi thường gặp về ăn uống khi bà bầu bị nghén
Những thực phẩm nào nên tránh khi bị nghén?
Mẹ bầu ở thai kỳ 3 tháng nên tránh một số thức ăn, đồ uống sau:
- Đồ nhiều gia vị và hương liệu mạnh, nhất là món cay nồng gây kích thích dạ dày, gây ra tình trạng đầy hơi, ợ chua, trào ngược,…
- Thức ăn và đồ uống chứa caffeine như cà phê, trà xanh,… vì dễ tăng nguy cơ tăng huyết áp, tiền sản giật thậm chí là sảy thai.
- Thức uống có cồn để không gây hại cho hệ tiêu hoá, hạn chế sảy thai, sinh non, con sinh ra bị thiếu cân.
- Đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ vì có thể chúng chứa nhiều chất béo bão hoà và chất béo chuyển hóa không tốt cho hệ tiêu hoá, tim mạch, nặng hơn còn gây ung thư đại tràng cho mẹ bầu.
Mẹ mang thai nghén không ăn được phải làm sao?
Không ít mẹ bầu nghén không ăn được cơm gây thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn tới sụt cân, ảnh hưởng sự phát triển và sức khỏe của cả mẹ và bé. Với trường hợp này, thai phụ cần chú ý:
- Tránh tiếp xúc với với thực phẩm có mùi vị kích thích như cá sống, thịt sống,…
- Uống nước thường xuyên, chia thành các đợt nhỏ giữa bữa ăn để giảm cảm giác buồn nôn. Không nên uống nhiều để tránh gây áp lực cho dạ dày.
- Ngủ đủ giấc (giấc sâu 7 – 9 tiếng vào ban đêm). Ngoài ra, trong ngày mẹ có thể ngủ giấc ngắn vào buổi trưa.
Ngậm kẹo gì cho đỡ nghén?
Các loại kẹo được khuyên dùng cho thai phụ nghén có thể kể đến như kẹo gừng, kẹo chanh muối, kẹo bạc hà. Kẹo gừng có khả năng làm ấm bụng, hỗ trợ tiêu hóa và giảm cảm giác buồn nôn hiệu quả. Kẹo bạc hà với hương thơm mát có thể làm dịu dạ dày và không gây ghê cổ. Trong khi đó, kẹo chanh muối hoặc chanh gừng có vị chua nhẹ, giúp kích thích tuyến nước bọt và làm giảm cảm giác nôn ói, nhất là vào buổi sáng.
Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên dùng kẹo với lượng vừa phải, ngậm sau khi ăn hoặc khi thấy có dấu hiệu ghê cổ, buồn nôn. Đồng thời nên chọn kẹo có nguồn gốc rõ ràng, tránh các loại chứa nhiều đường hoặc chất tạo ngọt nhân tạo không tốt cho sức khỏe.
Bị nghén có nên uống sữa bầu không?
Thực tế, sữa bầu là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp bổ sung các vi chất thiết yếu cho mẹ và bé. Tuy nhiên, để giảm cảm giác khó chịu khi nghén, mẹ hoàn toàn có thể sử dụng sữa bầu, song cần chọn sản phẩm dễ uống, ít ngấy và phù hợp với hệ tiêu hóa vốn đang nhạy cảm.
Hiểu được điều đó, MamaCare Premium & Complete Mothers Nutrition được phát triển như một giải pháp tối ưu dành riêng cho phụ nữ mang thai. Đây là dòng sản phẩm dinh dưỡng cao cấp nhập khẩu nguyên hộp từ Úc, cung cấp 30 loại vitamin, khoáng chất và dưỡng chất thiết yếu cho mẹ và bé. Trong đó nổi bật như Acid Folic, sắt hữu cơ, canxi, chất xơ GOS/FOS 9:1, vitamin D3, B12, DHA, iốt… giúp mẹ khỏe mạnh, giảm táo bón, tăng đề kháng và hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ.
Đặc biệt, sản phẩm còn hỗ trợ giảm rõ rệt các triệu chứng ốm nghén mệt mỏi trong giai đoạn thai kỳ. Các thử nghiệm người tiêu dùng đã chứng minh hiệu quả này với 73% chị em phản hồi có giảm buồn nôn và đầy hơi; 93% mẹ bầu cảm thấy tràn đầy năng lượng chỉ sau hơn 3 tuần sử dụng sản phẩm.
Mẹ bầu muốn mua hàng chính hãng có thể kết nối ngay qua các kênh chính thống sau của MamaCare:
- Hotline: 0963 288 446
- Fanpage: MamaCare Việt Nam
- Website mua hàng: https://mamacare.com.vn/shop/
Việc lựa chọn thực đơn cho bà bầu bị nghén 3 tháng đầu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của mẹ và thai nhi. Mẹ hãy lắng nghe cơ thể mình, linh hoạt điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp và đừng quên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ dinh dưỡng khi cần thiết để có chế độ ăn khoa học nhất.
Tôi là giám đôc Công ty TNHH Đầu tư Xuất Nhập Khẩu HOAN TT. Một doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam.