Nghén mặn là tình trạng mẹ bầu thường xuyên thèm các món ăn đậm đà, nhiều muối trong thai kỳ. Đây là phản ứng sinh lý bình thường, song nếu kéo dài có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro về huyết áp, hô hấp,… của cả mẹ và bé. Hiểu rõ nguyên nhân, tác hại và cách ăn uống hợp lý sẽ giúp mẹ kiểm soát tình trạng này an toàn và khoa học.
Nguyên nhân khiến bà bầu nghén mặn
Nghén mặn hay thèm ăn mặn xảy ra phổ biến ở giai đoạn đầu của thai kỳ và có thể kéo dài đến khi sinh ở một số người có thể trạng đặc biệt. Theo các chuyên gia, nghén mặn được xác định có thể do những nguyên nhân sau:
- Thai phụ thiếu hụt chất dinh dưỡng, nhất là natri, kali, magie. Lúc này não bộ sẽ gửi tín hiệu nhằm thúc đẩy cảm giác thèm ăn mặn để bù đắp sự thiếu hụt này.
- Khi mang thai, các hormone như estrogen và progesterone của chị em tăng nhanh ảnh hưởng đến vị giác và khứu giác. Điều này dẫn đến cảm giác thèm ăn bất thường, trong đó bao gồm cả thèm ăn mặn.
- Với một số mẹ bầu, thèm ăn mặn trong thời gian dài có thể là dấu hiệu của bệnh Addison hoặc hội chứng Bartter.
- Trước đó chị em đã quen với thói quen ăn mặn hoặc sống trong môi trường ưa chuộng các món đậm đà cũng khiến cho tình trạng nghén mặn xảy ra và càng nghiêm trọng hơn.
Tác hại của việc ăn mặn quá nhiều khi mang thai
Tiêu thụ nhiều muối trong giai đoạn mang thai có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Nghiêm trọng có thể kể đến:
Tăng nguy cơ phù nề và cao huyết áp
Ở phụ nữ mang thai, chức năng thận có thể suy giảm nhẹ khiến quá trình bài tiết muối trở nên kém hiệu quả. Nếu mẹ bầu không kiểm soát tốt lượng muối có thể dẫn đến tăng huyết áp thai kỳ, đau đầu, chóng mặt, tức ngực và buồn nôn. Thậm chí, chế độ ăn mặn làm tăng khả năng giữ nước trong mô cơ thể, khiến mẹ bầu dễ bị phù nề tay, chân, mặt, nhất là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
Mất cân bằng dưỡng chất trong cơ thể
Nạp nhiều muối làm tăng nồng độ natri trong máu, trong khi lượng kali và các khoáng chất khác lại không được bổ sung đủ làm cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng điện giải. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tế bào, nhất là tế bào thần kinh và cơ tim.
Ăn mặn còn tăng cảm giác khát nước khiến mẹ bầu uống nhiều nước, đi tiểu nhiều làm thất thoát khoáng chất. Từ đó chị em sẽ bị mệt mỏi kéo dài, mất tập trung, thậm chí tim đập nhanh và chuột rút.
Tác động đến tâm lý và hệ tim mạch của mẹ bầu
Tiêu thụ nhiều muối trong thời kỳ mang thai khiến nồng độ natri trong máu tăng cao buộc tim phải làm việc nhiều để duy trì lưu lượng máu đến nhau thai và các cơ quan. Hậu quả là mẹ bầu hay bị hồi hộp, tim đập nhanh kèm thêm cảm giác bức bối, mệt mỏi, khó ngủ hoặc lo âu không rõ nguyên nhân. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ gây căng thẳng. Đồng thời, lượng máu nuôi dưỡng đến thai nhi cũng suy giảm ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi
Chế độ ăn mặn không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn gây hại trực tiếp cho sự phát triển hệ tiết niệu và tiêu hóa của thai nhi. Khi mẹ tiêu thụ lượng muối cao kéo dài, thận của bé có nguy cơ bị tổn thương do phải xử lý lượng muối vượt ngưỡng, tăng nguy cơ suy thận bẩm sinh hoặc rối loạn chuyển hóa sau sinh.
Suy giảm miễn dịch và dễ mắc các bệnh đường hô hấp
Đồ ăn chứa nhiều muối \làm giảm khả năng tiết nước bọt, ảnh hưởng đến hoạt động làm sạch tự nhiên của miệng và cổ họng. Khi môi trường trong khoang miệng trở nên khô và ít dịch nhầy, vi khuẩn phát triển làm suy giảm hệ miễn dịch và mẹ bầu dễ mắc các bệnh như viêm họng, cảm cúm, viêm phế quản,…
Cách xử lý khi bà bầu nghén mặn
Thèm ăn mặn trong thời kỳ mang thai không dễ sửa đổi. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể tham khảo ngay một số cách dưới đây để đảm bảo an toàn tối ưu.
Giới hạn lượng muối tiêu thụ hàng ngày
Phụ nữ mang thai nên tiêu thụ không quá 5g muối/ngày. Để làm được điều này, mẹ bầu nên hạn chế nêm muối, nước mắm, hạt nêm trong các món ăn, không chấm thêm muối hoặc mắm khi ăn và ưu tiên các món thanh đạm. Bên cạnh đó, đọc kỹ thành phần dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm và lựa chọn sản phẩm ít natri cũng là cách kiểm soát tốt lượng muối nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Ưu tiên thực phẩm giàu khoáng chất tự nhiên
Thay vì ăn mặn để bù khoáng, các mẹ nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất tự nhiên. Tiêu biểu có thể kể đến rau xanh đậm (cải bó xôi, rau bina), các loại hạt, đậu, trứng, sữa, cá hồi, chuối và ngũ cốc nguyên hạt. Thêm vào đó, sử dụng muối khoáng tự nhiên như muối hồng Himalaya thay vì muối tinh luyện cũng cung cấp thêm các vi khoáng mà vẫn giảm lượng natri tối ưu.
Kết hợp thực phẩm giàu kali để cân bằng natri
Kali là khoáng chất có vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp và duy trì cân bằng điện giải trong cơ thể. Khi mẹ bầu nghén mặn và ăn nhiều muối, lượng natri trong máu tăng lên, đồng nghĩa với nhu cầu bổ sung kali tăng lên để giữ cân bằng nội môi. Trường hợp mẹ bầu không cung cấp đủ kali sẽ dễ bị tích nước, mệt mỏi, tim đập nhanh và chuột rút.
Để bổ sung kali tự nhiên, mẹ nên ăn các thực phẩm như chuối, khoai lang, đậu đen, bí đỏ, quả bơ, cam, nước dừa hoặc các loại rau xanh. Kết hợp thực phẩm giàu kali cùng chế độ ăn mặn vừa phải sẽ trung hòa tác động của natri, giảm cảm giác thèm mặn và phòng ngừa các biến chứng liên quan đến huyết áp và thận.
Uống đủ nước để hỗ trợ đào thải natri
Natri dư thừa trong cơ thể sẽ được đào thải chủ yếu qua đường tiểu. Uống đủ nước sẽ giúp thận hoạt động hiệu quả, hỗ trợ đào thải muối, giảm khô miệng và hạn chế cảm giác thèm mặn. Mỗi ngày, mẹ bầu nên uống từ 2,5 – 3 lít nước, chia đều thành đợt trong ngày. Có thể uống nước lọc, nước ép trái cây tươi không đường, nước canh hoặc nước dừa để tăng cường điện giải tự nhiên cho cơ thể.
Tránh thực phẩm mặn chế biến sẵn
Đồ ăn chế biến sẵn như mì gói, xúc xích, chà bông, snack, dưa muối, cá/thịt khô hoặc đóng hộp thường chứa lượng muối cao và nhiều chất bảo quản. Vì vậy, mẹ bầu nên loại bỏ hoặc hạn chế tối đa các món ăn chế biến sẵn khỏi thực đơn hằng ngày. Chị em nên tự nấu ăn tại nhà, ưu tiên luộc, hấp, áp chảo nhẹ với gia vị vừa phải.
Từ những phân tích trên đủ để thấy, nghén mặn không phải là vấn đề nghiêm trọng nếu mẹ bầu biết cách kiểm soát hợp lý trong chế độ ăn uống hằng ngày. Việc điều chỉnh lượng muối nạp vào cơ thể, lựa chọn thực phẩm phù hợp và bổ sung đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp mẹ duy trì thai kỳ khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ biến chứng. Dinh dưỡng cân bằng chính là chìa khóa để vượt qua giai đoạn nghén một cách nhẹ nhàng và an toàn.
Tôi là giám đôc Công ty TNHH Đầu tư Xuất Nhập Khẩu HOAN TT. Một doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam.