Thành phần dinh dưỡng của quả lựu và công dụng với sức khỏe

Ngoài vị ngọt nhẹ thanh mát, thành phần dinh dưỡng của quả lựu cũng là ưu điểm được người dùng đánh giá cao. Bổ sung đúng cách loại trái cây này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống ung thư đến hỗ trợ làm đẹp da. Đặc biệt, một số hợp chất quý trong lựu còn có khả năng phòng ngừa bệnh tật để cơ thể luôn khỏe mạnh.

Các chất trong quả lựu tốt để tăng cường hệ miễn dịch, đẹp da, ngăn ngừa ung thư
Các chất trong quả lựu tốt để tăng cường hệ miễn dịch, đẹp da, ngăn ngừa ung thư

Thành phần dinh dưỡng của quả lựu

Quả lựu (Punica granatum) là nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất. Dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học, trong 100g hạt lựu (phần ăn được) chừa những thành phần dinh dưỡng sau:

Chất dinh dưỡng Hàm lượng
Lượng calo 234 kcal
Chất béo 3.3g
Natri 8.4 mg
Carbohydrate 29g
Chất xơ 11.3g
Đường 38.6g
Chất đạm 4.7g
Kali 666mg
Magie 33.8mg
Sắt 0.8mg
Vitamin C 28.8mg
Folate 107.2mcg
Vitamin K 46.2mcg

Một quả lựu nặng 282g cung cấp khoảng 234 calo, trong đó phần lớn năng lượng đến từ carbohydrate (81%), tiếp theo là chất béo (12%) và protein (8%). Vì vậy, lựu là trái cây có hàm lượng calo thấp, ít chất béo nhưng lại dồi dào dưỡng chất, đặc biệt giàu chất xơ, kali, magie, kẽm và vitamin C.

Lựu còn chứa Punicalagin – một hợp chất có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Cùng với Axit Punicic được tìm thấy trong vỏ và hạt có tác dụng tốt cho hệ tim mạch, miễn dịch, nội tiết tố và sức khỏe làn da.

Công dụng của quả lựu đối với sức khỏe

Nhờ sở hữu hàm lượng dinh dưỡng phong phú, quả lựu có nhiều lợi ích với sức khỏe con người. Cụ thể:

Chống viêm

Cơ thể duy trì tình trạng viêm lâu dài có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường type 2, tim mạch, Alzheimer,… Tuy nhiên, khi ăn lựu thường xuyên có thể chống viêm, giảm viêm hiệu quả nhờ sở hữu Punicalagin – một chất chống oxy hoá. 

Hỗ trợ tim mạch

Axit Punicic là một axit béo trong lựu đã được các nhà khoa học chứng minh có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ăn lựu mỗi ngày trong 4 tuần liên tiếp có thể giảm triglycerides, cải thiện tỷ lệ HDL và triglycerides. Đồng thời, uống nước lựu mỗi ngày với lượng vừa đủ còn bảo vệ cơ thể khỏi các cơn đau tim, đột quỵ nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào.

Chống oxy hóa, làm đẹp da

Các vitamin A, C, E cùng nhiều khoáng chất ở lựu góp phần làm chậm quá trình lão hoá và hỗ trợ làm mờ thâm nám trên da. Chị em kiên trì ăn lựu còn tăng độ đàn hồi và độ ẩm cho da. Đó là bởi trong loại quả này chứa đường tự nhiên hỗ trợ hút và giữ ẩm, tăng cường hydrat hoá giảm tình trạng mất nước ở bề mặt da. Đặc biệt phải kể đến hợp chất punicalagin góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất collagen cải thiện tình trạng da nhăn nheo, thô ráp.

Chị em kiên trì ăn lựu còn tăng độ đàn hồi và độ ẩm cho da
Chị em kiên trì ăn lựu còn tăng độ đàn hồi và độ ẩm cho da

Cải thiện hệ tiêu hóa

Nhiều nghiên cứu cho thấy loại quả này có khả năng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi, giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Phần màng bao quanh hạt lựu còn chứa nhiều chất xơ kích thích nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón, đầy bụng, khó tiêu.

Hỗ trợ phòng chống ung thư

Lựu là trái cây giàu polyphenol và các chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do, từ đó hạn chế nguy cơ hình thành và phát triển tế bào ung thư. Không chỉ vậy, hàm lượng vitamin C dồi dào trong lựu còn tăng cường hệ miễn dịch để cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Mặt khác, tannin có trong lựu cũng đóng vai trò quan trọng trong ức chế sự phát triển bất thường của tế bào ung thư trong cơ thể.

Tăng cường trí nhớ, tốt cho não bộ

Một số nghiên cứu chỉ ra ăn lưu tăng cường hoạt động của não bộ và cải thiện trí nhớ. Nghiên cứu trên những bệnh nhân vừa phẫu thuật cho thấy, ăn khoảng 2g chiết xuất từ quả lựu giúp hạn chế chứng hay quên sau phẫu thuật (bao gồm cả đại phẫu và tiểu phẫu). Một số thử nghiệm khác ở người cao tuổi cũng nhận định, uống 237ml nước ép lựu mỗi ngày giúp họ nhớ hình ảnh, lời nói tốt hơn khi không sử dụng. Thử nghiệm trên động vật cũng cho thấy ăn lựu có thể ngăn ngừa bệnh Alzheimer.

Tốt cho phụ nữ mang thai

Không chỉ bổ sung năng lượng và chất xơ, lựu còn cung cấp nhiều vitamin quan trọng như vitamin C, B6 cùng các vi khoáng cần thiết để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt, trong lựu có chứa hai hợp chất axit Punici và Punicalagins. Punicalagins là chất chống oxy hóa mạnh, trong khi đó axit Punici – một dạng axit linoleic liên hợp thúc đẩy sự phát triển của thai nhi, bảo vệ tim mạch và tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho mẹ bầu.

Điều trị rối loạn cương dương

Nước ép lựu có khả năng hỗ trợ điều hòa huyết áp và tăng cường tuần hoàn máu đến cơ quan sinh dục nam, cải thiện chứng rối loạn cương dương. Ăn lựu còn kích thích cơ thể sản xuất oxit nitric (NO), một hợp chất quan trọng để giãn nở mạch máu, hỗ trợ quá trình cương cứng ở phái mạnh hiệu quả.

Phòng chống nhiễm khuẩn

Lựu có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm hiệu quả. Các hợp chất thực vật trong quả có thể ức chế sự phát triển của nhiều vi sinh vật có hại gây bệnh. Trong đó có cả một số chủng vi khuẩn và nấm men Candida albicans, từ đó bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ nhiễm trùng.

Những lưu ý khi ăn lựu

Lựu là loại quả giàu dinh dưỡng, thanh mát, dễ ăn, song cũng có một số lưu ý nhất định về liều lượng, đối tượng sử dụng để tránh tác dụng phụ không đáng có.

Ai không nên ăn nhiều lựu? 

Dưới đây là một số nhóm đối tượng cần cân nhắc không nên ăn hoặc ăn nhiều lựu:

  • Bệnh nhân cảm cúm: Lựu có tính chua, có thể gây kích ứng cổ họng, làm trầm trọng hơn các triệu chứng đau rát họng và ho. Nếu bị cảm lạnh, việc tiêu thụ lựu có thể làm cơ thể thêm lạnh và bệnh nặng hơn.
  • Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi: Trẻ ở độ tuổi này có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, chưa đủ khả năng xử lý một số hợp chất thực vật có trong lựu. Vì vậy, ăn lựu có thể gây dị ứng hoặc kích ứng đường ruột ở trẻ nhỏ, dẫn đến tiêu chảy hoặc đau bụng.
  • Người đang bị sâu răng hoặc gặp vấn đề về răng miệng: Lựu có nhiều axit tự nhiên có thể làm mòn men răng, khiến tình trạng sâu răng trở nặng. Hàm lượng đường trong lựu cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ viêm nhiễm nướu và hôi miệng.
  • Người có cơ địa nóng: Quả có tính ấm, có thể khiến người có cơ địa nóng dễ bị nổi mụn, nhiệt miệng hoặc nóng trong người.
  • Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2: Vì lượng đường tự nhiên ở lựu cao nên có thể làm tăng đường huyết nếu tiêu thụ quá mức.
  • Người bệnh dạ dày: Lựu nhiều axit, có thể làm tăng tiết axit dạ dày gây trào ngược hoặc làm nặng hơn tình trạng viêm loét vùng niêm mạc.
  • Người bị viêm tụy hoặc viêm tủy: Hàm lượng axit và đường của quả làm tăng áp lực lên tuyến tụy, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất insulin và enzyme tiêu hóa.
  • Người đang dùng thuốc huyết áp, thuốc làm loãng máu, thuốc giảm đau: Thực tế quả lựu kết hợp với thuốc điều trị huyết áp tăng nguy cơ hạ huyết áp quá mức, dẫn đến chóng mặt, hoa mắt. Loại quả này cũng tương tác với thuốc loãng máu, thuốc giảm đau làm giảm hiệu quả của thuốc.
Người đang dùng thuốc huyết áp, thuốc làm loãng máu, thuốc giảm đau không nên ăn quả lựu
Người đang dùng thuốc huyết áp, thuốc làm loãng máu, thuốc giảm đau không nên ăn quả lựu

Liều lượng ăn khuyến nghị

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên tiêu thụ nhiều lựu vì có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Đối với phụ nữ, lượng lựu phù hợp mỗi ngày là khoảng một quả hoặc 150ml nước ép. Trong khi đó, nam giới có thể ăn từ 1 – 2 quả hoặc uống khoảng 200ml nước ép. Lựu có thể được bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày, nhưng cần duy trì ở mức hợp lý để đảm bảo lợi ích sức khỏe.

Có thể thấy, thành phần dinh dưỡng của quả lựu dồi dào và tốt cho sức khỏe. Song, người dùng cũng không được chủ quan, bỏ qua liều lượng và một số đối tượng đặc thù cần chú ý khi ăn lựu để đảm bảo an toàn, phát huy đúng công dụng của loại quả nhiệt đới này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Messenger Chat Zalo Gọi ngay