Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là một trong những biện pháp y tế cần thiết trong thai kỳ. Ở giai đoạn này, hệ miễn dịch của người mẹ thường yếu hơn và dễ bị ảnh hưởng bởi các loại vi khuẩn gây bệnh. Do đó, tiêm phòng uốn ván đúng thời điểm không chỉ giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh mà còn truyền kháng thể cho thai nhi. Nhờ vậy tạo nên lớp bảo vệ an toàn cho trẻ ngay từ khi chào đời.
Uốn ván là bệnh gì?
Uốn ván là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, nguy cơ tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Nguyên nhân là do Clostridium tetani – một loại vi khuẩn hình thành trong đất, bụi bẩn và phân động vật. Chúng tồn tại dưới dạng bào tử, khó tiêu diệt do có khả năng chịu nhiệt và kháng thuốc mạnh.
Khi vi khuẩn xâm nhập cơ thể, độc tố của nó ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây co cứng cơ nghiêm trọng. Các triệu chứng thường gặp là co giật ở cơ hàm, cổ, gây khó thở và có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Người có vết thương hở là đối tượng dễ mắc bệnh nếu ở trong môi trường không được khử trùng đúng cách. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh cũng thuộc nhóm nguy cơ cao khi điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
Tại sao bà bầu cần tiêm phòng uốn ván?
Tiêm uốn ván cho bà bầu là bước quan trọng, không nên bỏ qua trong suốt thai kỳ. Bởi đây là giai đoạn nhạy cảm đòi hỏi thai phụ phải chăm sóc sức khỏe kỹ lưỡng. Ngoài việc nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống khoa học, tiêm ngừa là bước chuẩn bị cơ bản cho con chào đời khoẻ mạnh.
Theo các chuyên gia y tế, tiêm uốn ván là cách tạo miễn dịch chủ động trước khi sinh. Vắc-xin giúp cơ thể người mẹ sản sinh kháng thể, ngăn vi khuẩn uốn ván xâm nhập khi sinh nở. Kháng thể này còn được truyền sang thai nhi, giúp bé được bảo vệ ngay từ những năm tháng đầu đời.
Việc tiêm phòng không gây hại cho thai nhi mà còn giúp phòng tránh nhiễm trùng sau sinh. Đặc biệt, nguy cơ nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh sẽ giảm đáng kể nếu mẹ được tiêm phòng đúng lịch. Do đó, tiêm uốn ván là hành động thiết thực bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.
Bầu mấy tháng tiêm uốn ván là tốt nhất?
Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, phụ nữ mang thai nên tiêm phòng uốn ván từ tuần thai thứ 20 trở đi. Đặc biệt, giai đoạn từ tuần 26 đến 28 được xem là thời điểm lý tưởng để tiêm ngừa loại vắc-xin này. Đây là giai đoạn thai nhi đã phát triển hoàn thiện, có thể nhận kháng thể từ mẹ qua nhau thai.
Vì vậy, lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu nên được tuân thủ như sau:
Mũi tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần đầu:
- Mũi 1: Tiêm từ tuần 20 trở lên
- Mũi 2: Đảm bảo cách mũi 1 ít nhất 30 ngày
Lưu ý: Tiêm trước khi sinh ít nhất 30 ngày
Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu lần 2 trở đi
- Khoảng cách giữa 2 lần mang thai < 5 năm, đã tiêm đủ 2 mũi trước đó: Chỉ cần tiêm 1 mũi nhắc lại khi thai được 24 tuần.
- Khoảng cách > 5 năm hoặc chưa tiêm đủ trước đó: Cần tiêm lại đầy đủ 2 mũi như lần đầu.
Tác dụng phụ có thể gặp sau khi bà bầu tiêm uốn ván
Việc tiêm phòng uốn ván nhìn chung an toàn, không phức tạp. Tuy nhiên, một số mẹ bầu có thể gặp phải tác dụng phụ sau tiêm.
Phản ứng thường gặp
- Vùng tiêm có thể bị đau nhẹ hoặc hơi sưng đỏ trong một vài ngày.
- Một số bà bầu cảm thấy mệt mỏi hoặc bị sốt nhẹ sau tiêm.
Đây là những phản ứng bình thường của cơ thể và sẽ tự hết trong thời gian ngắn.
Phản ứng hiếm gặp
- Trong một số ít trường hợp, bà bầu sẽ xuất hiện các dấu hiệu như phát ban, nổi mề đay hoặc dị ứng da.
- Một số người có thể bị sốt cao kéo dài, cần theo dõi sát tình trạng sức khỏe.
Lưu ý: Nếu sau tiêm xuất hiện các biểu hiện bất thường sau khi tiêm như khó thở, chóng mặt, sốt cao không hạ, phát ban toàn thân… Lúc này, bạn nên gấp rút đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Các trường hợp mẹ bầu không nên tiêm vắc xin uốn ván
Mặc dù tiêm phòng uốn ván cần thiết cho thai kỳ nhưng vẫn có một số trường hợp đặc biệt mà mẹ bầu nên trì hoãn hoặc không tiêm:
Người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với vắc xin uốn ván
Nếu từng gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng trước đây (như khó thở, phát ban toàn thân…) với vắc-xin có thành phần tương tự sẽ nằm trong nhóm những trường hợp không được tiêm uốn ván. Bởi bạn sẽ phải đối mặt với những phản ứng như cũ, thậm chí nặng hơn. Hãy cần thông báo với bác sĩ về tiền sử dị ứng trước khi quyết định tiêm.
Bà bầu đang sốt cao hoặc có bệnh nhiễm trùng cấp tính
Trong trường hợp bà bầu đang bị sốt cao hoặc đang điều trị bệnh nhiễm trùng. Lúc này, việc tiêm phòng nên được tạm hoãn cho đến khi hồi phục. Tiêm khi cơ thể chưa ổn định có thể khiến phản ứng phụ nghiêm trọng hơn.
Người có tiền sử phản ứng mạnh với lần tiêm trước
Nếu sau lần tiêm trước xuất hiện triệu chứng co giật, sưng tấy nghiêm trọng, hay sốt cao kéo dài,… hãy trao đổi với bác sĩ trước khi tiêm lần thứ 2. Khi đó, bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ và đưa ra phương án phù hợp cho mẹ và bé.
Các trường hợp có dấu hiệu bất thường về sức khỏe khác cũng sẽ bị bác sĩ chỉ định tạm hoãn tiêm:
- Bà bầu đang sốt cao hoặc thân nhiệt giảm.
- Nghe tim, phổi, nhịp thở thấy các nhịp bất thường.
Những lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu
Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi, việc tiêm phòng uốn ván cần lưu ý những vấn đề sau:
Nên tiêm đủ liều theo khuyến cáo để đảm bảo miễn dịch
Để đạt được hiệu quả bảo vệ tối ưu, bà bầu cần tuân thủ lịch tiêm phòng và tiêm đủ số liều được khuyến nghị. Điều này giúp cơ thể phát triển miễn dịch chống lại vi khuẩn uốn ván. Từ đó bảo vệ sức khỏe của mẹ và con trong suốt thai kỳ và cả trong quá trình sinh đẻ.
Tiêm đúng thời điểm, tránh tiêm quá muộn trước khi sinh
Việc tiêm phòng cần được thực hiện vào thời điểm thích hợp, tránh tiêm quá gần thời gian sinh. Tiêm sớm hơn sẽ giúp cơ thể mẹ sản sinh đủ kháng thể để bảo vệ thai nhi.
Theo dõi phản ứng sau tiêm và chăm sóc tốt để giảm tác dụng phụ
Sau khi tiêm, mẹ bầu cần theo dõi tình trạng sức khỏe của mình. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, như sưng, đau tại chỗ tiêm hay sốt nhẹ,… cần thông báo ngay với bác sĩ. Chăm sóc đúng cách sau tiêm sẽ giúp giảm thiểu các tác dụng phụ không mong muốn.
Chọn cơ sở y tế uy tín để tiêm phòng an toàn
Để đảm bảo an toàn, việc tiêm phòng cần được tiến hành tại các cơ sở y tế uy tín và đã được cấp phép. Những cơ sở này đảm bảo quy trình tiêm phòng đúng chuẩn và sử dụng vắc-xin chất lượng.
Câu hỏi thường gặp về tiêm tiêm uốn ván thai kỳ
Tìm hiểu những vấn đề thường gặp trong tiêm phòng uốn ván thai kỳ cũng như những giải đáp chi tiết dưới đây:
Bầu lần 2 cần tiêm mấy mũi ngừa uốn ván?
Cần tiêm 1 mũi nhắc lại khi:
- Bạn đã hoàn thành đủ hai mũi tiêm uốn ván trong lần mang thai đầu tiên
- Khoảng cách giữa hai lần mang thai không quá 5 năm
Tuy nhiên, nếu thời gian quá lâu, bạn có thể cần tiêm lại đủ 2 mũi để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.
Mang thai lần 3 nên tiêm phòng mấy mũi uốn ván?
Tùy vào lịch sử tiêm phòng, số mũi cần tiêm trong lần mang thai thứ ba sẽ khác nhau. Nếu các mũi trước đã được tiêm đúng và đủ, bạn chỉ cần tiêm nhắc lại. Trong trường hợp hồ sơ tiêm chủng không rõ ràng, bác sĩ sẽ tư vấn lịch tiêm phù hợp để bảo vệ mẹ và bé.
Đang bầu nhưng không tiêm uốn ván có sao không?
Không tiêm phòng uốn ván khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc uốn ván sơ sinh. Đây là một bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong cho trẻ. Việc tiêm phòng giúp mẹ tạo ra kháng thể truyền sang con, từ đó bảo vệ bé trong những tháng đầu đời. Vì vậy, đây là mũi tiêm được khuyến cáo với vai trò quan trọng.
Khi mang thai chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không?
Nếu chỉ tiêm một mũi mà không hoàn tất đủ liệu trình, hiệu quả phòng bệnh sẽ không đạt mức tối ưu. Mũi đầu tiên giúp cơ thể làm quen với kháng nguyên, còn mũi thứ hai tăng cường miễn dịch. Do đó, cần hoàn thành đủ số mũi theo lịch trình được bác sĩ chỉ định.
Nếu quên tiêm mũi 2 thì có cần tiêm lại từ đầu không?
Nếu lỡ quên mũi thứ hai trong lịch tiêm uốn ván, bạn không cần tiêm lại từ đầu. Tuy nhiên cần tiêm bù càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ dựa vào khoảng cách giữa các mũi để điều chỉnh lịch tiêm phù hợp. Để đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu, bạn nên tuân thủ đúng lịch hẹn tiêm.
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu giúp bảo vệ cả mẹ và bé khỏi nguy cơ nhiễm bệnh nguy hiểm. Việc tiêm đúng lịch, đủ mũi giúp tăng cường miễn dịch cho mẹ. Đồng thời truyền cả kháng thể cần thiết cho thai nhi trong những tháng đầu đời. Vì vậy, mẹ bầu nên chủ động theo dõi lịch tiêm và tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Tôi là giám đôc Công ty TNHH Đầu tư Xuất Nhập Khẩu HOAN TT. Một doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam.