Tiêm sởi quai bị rubella trước khi mang thai là một trong những bước quan trọng để bảo vệ sức khoẻ người mẹ và cả thiên thần nhỏ. Bởi lẽ giai đoạn khiến hệ thống miễn dịch mẹ bầu kém hơn bình thường và làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Nắm được thời điểm và những lưu ý cần biết khi tiêm phòng để mẹ và bé khoẻ mạnh trong suốt thai kỳ.
Vì sao cần tiêm phòng sởi quai bị rubella trước khi mang thai?
Tiêm phòng sởi quai bị rubella trước khi mang thai là việc làm cần thiết giúp bảo vệ cả mẹ và em bé khỏi những biến chứng nguy hiểm như:
- Ngăn ngừa dị tật: Bệnh sởi, quai bị và đặc biệt rubella nếu xảy ra trong thai kỳ có thể gây ra dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Có thể kể đến như dị tật tim, mù lòa, khiếm thính, chậm phát triển trí tuệ ở thai nhi, thậm chí nặng hơn làm sảy thai.
- Giảm nguy cơ nhiễm trùng: Như đã biết, sức đề kháng của người mẹ thường suy giảm khi mang bầu. Dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh như sởi, quai bị và rubella cao hơn hơn so với người bình thường. Tiêm phòng trước khi mang thai đảm bảo mẹ có hệ miễn dịch tốt, khoẻ mạnh và tránh được các bệnh truyền nhiễm này. Thêm vào đó, nguy cơ mắc các biến chứng như viêm phổi, viêm màng não cũng thấp hơn.
- Bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu: Nếu không may mắc các bệnh này trong thai kỳ, không chỉ ảnh hưởng đến bé mà còn tác động lớn đến sức khỏe của người mẹ. Trường hợp biến chứng nặng khiến tỉ lệ khả năng sinh con khỏe mạnh giảm sút. Đặc biệt, sởi và quai bị gây sốt cao làm cơ thể suy nhược và mệt mỏi kéo dài.
- Đảm bảo miễn dịch lâu dài: Tiêm phòng quai bị, sởi và rubella trước khi mang bầu giúp cơ thể mẹ có miễn dịch lâu dài. Điều này không chỉ bảo vệ sức khoẻ mẹ và bé mà còn giúp duy trì khả năng miễn dịch sau sinh, đảm bảo mẹ có đủ sức khỏe chăm sóc con.
Tiêm rubella trước khi mang thai bao lâu là tốt nhất?
Khi có kế hoạch mang thai, phụ nữ nên chích ngừa sởi, quai bị và rubella (vắc xin MMR) ít nhất 3 tháng trước khi mang thai. Đây là khoảng thời gian tối thiểu để cơ thể xây dựng đủ miễn dịch chống lại các virus và bảo vệ sức khỏe thai nhi trong suốt quá trình thai sản. Đồng thời vắc xin MMR có thể phát huy hiệu quả loại bỏ hoàn toàn virus trong cơ thể trước khi mang thai. 3 tháng cũng là cột mốc đủ để bác sĩ theo dõi phản ứng sau tiêm và kịp thời xử lý nếu có tác dụng phụ xảy ra.
Do đó, nếu đang có ý định mang thai, hãy trao đổi với bác sĩ để lên lịch tiêm ngừa và tiến hành kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng.
Trường hợp bà bầu không nên tiêm phòng sởi quai bị rubella
Nếu thuộc nhóm đối tượng sau, bạn không nên tiêm chích ngừa sởi quai bị và rubella:
- Phụ nữ đang/chuẩn bị mang bầu
Bác sĩ sẽ xác định xem mẹ có đang mang thai hay không trước khi tiêm phòng sởi quai bị rubella. Vì tiêm loại vắc xin này khi bầu sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, do đây là loại vắc-xin sống giảm độc lực nên mẹ cần tránh thai ít nhất 1 tháng sau khi tiêm chủng, sau đó có thai như bình thường.
- Người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với vắc xin MMR
Không nên thực hiện tiêm phòng cho những người phản ứng nghiêm trọng với liều tiêm vắc-xin quai bị, sởi, rubella trước đây. Hoặc không nên tiêm cho những đối tượng xuất hiện các phản ứng dị ứng với các thành phần (gelatin, neomycin…) có trong liều tiêm.
- Người bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch
Người suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch liều cao, xạ trị, tiền sử sử dụng Immunoglobulin trước đó 3 tháng không nên tiêm vắc-xin MMR. Nguyên nhân là do ở những đối tượng này khả năng tạo miễn dịch chủ động đã bị suy giảm, cơ thể không đáp ứng yêu cầu về sức khỏe.
- Người đang mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính (nên hoãn tiêm)
Đối tượng mắc bệnh nhiễm trùng hoặc đang có khối u ác tính ảnh hưởng tới tủy xương hay những người bị nhiễm lao đang tiến triển chưa được điều trị cũng cần trì hoãn tiêm phòng.
Tác dụng phụ mẹ bầu có thể gặp sau tiêm vắc xin
Sau khi tiêm chủng, một số phản ứng phụ có thể xuất hiện mà bạn cần lưu ý, bao gồm:
- Đau nhẹ tại vị trí tiêm trong vòng 24 giờ sau khi thực hiện.
- Sốt nhẹ, mệt mỏi có thể xảy ra từ 7 – 12 ngày sau tiêm và kéo dài từ 1 – 2 ngày.
- Biểu hiện ít gặp (chỉ khoảng 2%) người tiêm có thể bị phát ban.
- Xuất hiện một số phản ứng trên da như nổi mề đay, co thắt khí phế quản,… với cả những người không có tiền sử dị ứng.
- Các triệu chứng khác bao gồm ngứa, nổi hạch bạch huyết, đau cơ, khó chịu.
Nhìn chung, các phản ứng phụ này thường không nghiêm trọng và sẽ tự giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, nếu có triệu chứng nghiêm trọng hoặc tình trạng đau nhức kéo dài, cần thông báo cho bác sĩ để được tư vấn và xử lý nhanh chóng.
Những lưu ý sau khi tiêm phòng mẹ bầu cần biết
Sau khi tiêm ngừa sởi quai bị rubella, có một số lưu ý quan trọng cần ghi nhớ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:
Tránh mang thai ít nhất 3 tháng sau khi tiêm để đảm bảo vắc xin phát huy hiệu quả.
Tránh mang thai ít nhất 3 tháng sau tiêm để đảm bảo cơ thể có đủ thời gian sinh ra kháng thể phòng bệnh và không ảnh hưởng đến thai nhi. Như đã đề cập, tương tự các loại vắc xin sống giảm độc lực khác, thành phần vắc xin Rubella không được tiêm ở phụ nữ có thai.
Nếu có kế hoạch mang thai sớm, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm.
Phụ nữ có dự định sinh con sớm muốn tiêm ngừa sởi quai bị rubella cần được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn, xét nghiệm huyết thanh để kiểm tra miễn dịch trước khi tiêm chủng. Nếu đã có kháng thể, bạn sẽ không cần tiêm phòng vì đây là kháng thể miễn dịch suốt đời. Trường hợp chưa đáp ứng miễn dịch hoặc đã từng tiêm phòng nhưng không hiệu quả, bác sĩ sẽ tư vấn tiêm phòng với lịch phù hợp.
Theo dõi sức khỏe sau tiêm, nếu có phản ứng mạnh cần đến cơ sở y tế ngay.
Sau khi tiêm, hãy ở lại cơ sở y tế ít nhất 30 phút để theo dõi các phản ứng tức thời nếu có. Ngoài ra, trong vài ngày sau, không cần lo lắng nếu gặp các biểu hiện thông thường như đau nhẹ, mệt mỏi,… Nhưng nếu tình trạng diễn tiến mạnh, hãy đến cơ sở ý tế ngay để được xử lý.
Câu hỏi thường gặp về mẹ bầu tiêm sởi quai bị rubella
Nếu còn đang phân vân về chích ngừa quai bị, sởi và rubella, đừng bỏ qua các giải đáp sau:
Tiêm phòng rubella 2 tháng có thai được không?
Trên lý thuyết, mang thai trong vòng 2 tháng sau khi tiêm ngừa Rubella, sởi, quai bị không được khuyến khích vì những rủi ro tiềm ẩn mà nó mang lại cho thai nhi.
Vì đây vắc-xin sống đã được giảm độc lực, nghĩa là trong tháng đầu virus Rubella nhược độc vẫn có thể hoạt động trong cơ thể người mẹ. Điều này dẫn đến nguy cơ truyền virus sang thai nhi đang phát triển, nặng hơn gây biến chứng và có khả năng đe dọa tính mạng.
Tuy nhiên, thực tế có nhiều trường hợp phụ nữ mang thai trong vòng 2 tháng sau khi tiêm và con của họ sinh ra mà không có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Do đó, nếu phát hiện có thai 2 tháng sau khi tiêm Rubella thì cần giữ bình tĩnh, tham vấn y khoa và tuân thủ chặt chẽ lời khuyên của bác sĩ có chuyên môn.
Nên chích ngừa rubella mấy mũi trước khi mang thai?
Đối với người lớn và đặc biệt là phụ nữ có ý định mang thai cần tiêm đủ hai mũi cơ bản. Mũi đầu tiên tiêm vào thời điểm bác sĩ chỉ định, mũi thứ hai cách mũi đầu tối thiểu một tháng.
Không tiêm vắc-xin ngừa rubella trước khi mang bầu có sao không?
Câu trả là lời là không. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến nghị phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên tiêm phòng Rubella trước khi mang thai để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Theo đó, phụ nữ mang thai có sức đề kháng yếu hơn người bình thường nên dễ nhiễm bệnh và gặp phải những hệ quả không mong muốn. Khi mắc Rubella, thai phụ dễ phải đối mặt với các nguy cơ tai biến như thai chết lưu, sinh non hoặc em bé sinh ra mắc các khuyết tật về tim, chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Nếu lỡ mang thai ngay sau khi tiêm MMR thì có nguy hiểm không?
Nếu phát hiện mang thai ngay sau khi tiêm sởi quai bị rubella mà thời gian chưa được 3 tháng, thai phụ cần đến ngay phòng khám thai hoặc bệnh viện chuyên khoa để được khám tiền sản. Tại đây mẹ sẽ được tư vấn xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ kháng thể IgM và IgG đối với virus rubella. Nếu nồng độ hai loại cao, thai phụ có thể phải cân nhắc chọc ối để đánh giá bào thai nhi có bị nhiễm virus không.
Nếu đã từng mắc sởi, quai bị hoặc rubella thì có cần tiêm không?
Nếu đã từng mắc bệnh sởi, quai bị hoặc rubella tự nhiên, thông thường sẽ không cần tiêm lại. Bởi khi mắc bệnh, cơ thể đã tự sản sinh ra kháng thể chống lại bệnh và thường mang lại miễn dịch suốt đời. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe và phòng ngừa trong tương lai bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có cần tiêm vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella hay không. Bác sĩ sẽ cân nhắc dựa trên tình trạng sức khỏe và đưa ra chỉ định phù hợp.
Có thể tiêm MMR cùng các loại vắc xin khác không?
Theo khuyến cáo, có thể tiêm phòng Sởi – Quai bị – Rubella (MMR) cùng một lúc với những loại vắc-xin sống giảm độc lực khác hoặc cách nhau tối thiểu 01 tháng, bao gồm:
- Dạng uống: Vắc-xin cúm ( LAIV), vắc-xin bại liệt (OPV), vắc-xin phòng tiêu chảy do Rotavirus…
- Dạng tiêm: Vắc-xin phòng bệnh lao, phòng thủy đậu, viêm não Nhật Bản,…
- Có thể tiêm cùng thời điểm với vắc-xin Varicella và Hib nhưng phải ở vị trí khác nhau.
- Chưa có nhiều nghiên cứu lâm sàng về việc tiêm chủng MMR-II cùng với vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván. Do đó để đảm bảo an toàn không nên sử dụng đồng thời.
- Không tiêm MMR ít nhất 3 tháng sau khi tiêm immunoglobulin hoặc truyền máu vì sẽ làm giảm đáp ứng miễn dịch.
Tiêm sởi quai bị rubella trước khi mang thai là bước chuẩn bị quan trọng, giúp bảo vệ sức khỏe cả mẹ và bé nhi trước những rủi ro từ các bệnh này. Đảm bảo tiêm phòng đúng thời điểm và tuân thủ các lưu ý sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ an toàn, giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh cho bé và biến chứng cho mẹ. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ và chuẩn bị kỹ lưỡng để hành trình mang thai được thuận lợi mẹ nhé.
Tôi là giám đôc Công ty TNHH Đầu tư Xuất Nhập Khẩu HOAN TT. Một doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam.