Có bầu sau 1 tháng tiêm phòng thủy đậu có ảnh hưởng gì không?

Có bầu sau 1 tháng tiêm phòng thủy đậu có đảm bảo an toàn sức khỏe hay không là băn khoăn của nhiều thai phụ. Để phòng ngừa rủi ro, các bác sĩ thường khuyến nghị phụ nữ chích ngừa trước khi mang bầu nhằm tăng cường đề kháng và tránh biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu lỡ có thai vào thời điểm chỉ 1 tháng sau tiêm, cần tìm hiểu kỹ những việc nên làm để đảm bảo sức khỏe của hai mẹ con. 

Để phòng ngừa rủi ro, các bác sĩ thường khuyến nghị phụ nữ chích ngừa trước khi mang bầu nhằm tăng cường đề kháng và tránh biến chứng nguy hiểm
Để phòng ngừa rủi ro, các bác sĩ thường khuyến nghị phụ nữ chích ngừa trước khi mang bầu nhằm tăng cường đề kháng và tránh biến chứng nguy hiểm

Tại sao cần tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai?

Trong thời kỳ mang thai, hệ miễn dịch và sức đề kháng của phụ nữ suy giảm khiến nguy cơ mắc các bệnh lý cao hơn mức bình thường. Do đó nếu không may nhiễm thủy đậu trong giai đoạn này, mẹ bầu và thai nhi có thể phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng.

Rủi ro khi mắc thủy đậu trong thai kỳ

Cơ thể mẹ nhiễm thủy đậu có nguy cơ biến chứng viêm phổi – một tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe. Đối với thai nhi, mức độ rủi ro còn phụ thuộc vào thời điểm mẹ bị nhiễm bệnh:

  • Trong 20 tuần đầu, đặc biệt từ tuần 8 đến tuần 20: Thai nhi có nguy cơ cao mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Kèm theo đó là các biến chứng như bất thường ở mắt, não, chân tay và hệ tiêu hóa hoặc sẹo trên da. 
  • Ngay trước ngày sinh hoặc trong 48 giờ sau sinh: Em bé có nguy cơ mắc thủy đậu sơ sinh, loại nhiễm trùng nghiêm trọng đe dọa tính mạng.

Vì vậy, nếu chưa từng bị thủy đậu hoặc chưa tiêm phòng nên chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh, tốt nhất hoàn tất tiêm chủng trước khi mang thai khoảng 3 tháng để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé.

Hiệu quả của vắc xin thủy đậu

Vắc-xin thủy đậu có hiệu quả bảo vệ cao và lâu dài khi hoàn thành đủ 2 liều. Trong đó, hiệu lực vắc-xin sẽ lớn hơn 95% đối với các dạng thủy đậu và 99 – 100% với thủy đậu dạng nặng.

Trường hợp chỉ tiêm 1 liều vắc-xin thủy đậu, hiệu quả bảo vệ khỏi bệnh sẽ khoảng 60 – 80%. Người chỉ tiêm 1 liều vẫn có khả năng bị nhiễm thủy đậu, tuy nhiên các triệu chứng thường nhẹ hơn và số lượng nốt bóng nước ít hơn so với người chưa từng tiêm phòng.

Lịch chích ngừa trước khi mang thai

Để trả lời được câu hỏi vừa tiêm phòng 1 tháng có thai có sao không sẽ dựa trên nhiều yếu tố, đặc biệt là loại vắc xin sử dụng. Hiện nay, sử dụng phổ biến là vắc xin Varivax của MSD (Mỹ) và Varilrix GSK (Anh) – đều thuộc loại vắc xin sống giảm độc lực. Chúng phù hợp cho trẻ trên 9 và 12 tháng tuổi cũng như người lớn chưa có miễn dịch.

Trong đó, lịch cụ thể với từng loại vắc xin thủy đậu như sau:

  • Đối với Varilrix: Trẻ từ 9 tháng – 12 tuổi tiêm mũi 1 lần đầu tiên và mũi 2 tối thiểu sau 3 tháng. Với người từ 13 tuổi tiêm mũi đầu tiên và mũi 2 cách nhau 1 tháng.
  • Đối với Varivax: Trẻ từ 12 tháng tuổi – 12 tuổi tiêm mũi 1 lần đầu tiên và mũi 2 sau 3 tháng hoặc vào giai đoạn 4 – 6 tuổi. Trong khi đó người từ 13 tuổi sẽ tiêm mũi đầu tiên và mũi 2 cách nhau 1 tháng.
Nếu chưa từng bị thủy đậu hoặc chưa tiêm phòng, nên chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh trước khi mang thai khoảng 3 tháng để bảo đảm an toàn
Nếu chưa từng bị thủy đậu hoặc chưa tiêm phòng, nên chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh trước khi mang thai khoảng 3 tháng để bảo đảm an toàn

Có bầu sau 1 tháng tiêm phòng thủy đậu có sao không?

Sau khi tiêm vắc-xin phòng thủy đậu, phụ nữ nên có “quãng nghỉ” ít nhất 2 – 3 tháng trước khi có thai để đảm bảo an toàn. Vắc xin thủy đậu được sản xuất từ virus giảm độc lực, vì vậy trên lý thuyết nó sẽ có mức độ rủi ro nhất định cho thai nhi, nhưng nguy cơ này thấp hơn nhiều so với việc người mẹ bị nhiễm thủy đậu tự nhiên trong thai kỳ. 

Nhìn chung, sau tiêm phòng thủy đậu 1 tháng phát hiện có thai bạn cũng không nên quá lo lắng. Hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa và nhận tư vấn thăm khám định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Khả năng truyền nhiễm bệnh từ mẹ sang thai nhi xảy ra chủ yếu qua nhau thai. Nếu thai mới ở giai đoạn hợp tử (1 – 2 ngày sau thụ thai) thì khả năng ảnh hưởng đến bé rất thấp. Tuy nhiên, cần thực hiện các xét nghiệm sàng lọc thai nhi để kịp thời phát hiện bất thường sớm với lịch trình:

  • Tuần 11 – 12: Siêu âm nhằm phát hiện sớm các dị tật nghiêm trọng như cụt chi, thai vô sọ, nang bạch huyết vùng cổ.
  • Tuần 11 – 13: Siêu âm đo độ mờ da gáy và kết hợp xét nghiệm Double test để đánh giá nguy cơ mắc các hội chứng như Down, trisomy 18 và trisomy 13. 
  • Tuần 14 – 21: Tiến hành Triple Test đối với các thai phụ chưa làm Double Test để sàng lọc nguy cơ trisomy 18, hội chứng Down, dị tật ống thần kinh.
  • Tuần 20 – 24: Siêu âm khảo sát hình thái thai nhi nhằm đánh giá sự phát triển và phát hiện dị tật.

Trường hợp đối tượng tiêm ngừa thủy đậu 1 tháng thì có thai thuộc nhóm nguy cơ cao, chỉ định xét nghiệm dịch ối sẽ giúp chẩn đoán các bệnh lý di truyền và gen. 

Câu hỏi thường gặp về tiêm phòng thủy đậu và mang thai

Như đã trình bày ở trên, thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có thể gây ra loạt biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ bầu và thai nhi. Một số lưu ý hữu ích bạn có thể tham khảo:

Tiêm mũi thuỷ đậu trước khi mang thai bao lâu mới nên có thai?

Nếu thuộc đối tượng chưa từng mắc thủy đậu và chưa tiêm vắc xin trước đó, chị em phụ nữ nên cân nhắc chích ngừa tối thiểu 1 tháng trước khi có kế hoạch mang thai.

Đang tiêm phòng thủy đậu mà có thai có cần tiêm bổ sung sau sinh không?

Nếu chỉ tiêm 1 mũi vắc xin phòng thủy đậu, hiệu quả bảo vệ chưa đạt tối ưu và vẫn tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh, kéo theo tình trạng lây lan và bùng phát trong cộng đồng. Do đó, nếu mẹ bầu chưa tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin thủy đậu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ, tùy theo tình trạng sức khỏe và lịch phù hợp để bổ sung mũi còn thiếu. 

Nếu đã từng bị thủy đậu có cần tiêm phòng không?

Để trả lời câu hỏi từng bị thủy đậu rồi có cần tiêm phòng nữa không, bạn cần theo dõi 2 tình huống:

  • Trường hợp 1: Đối tượng đã từng bị thủy đậu và khám chữa tại cơ sở y tế, được bác sĩ xác định mắc bệnh chính xác. Khi đó, không cần tiêm ngừa thủy đậu nữa bởi khi mắc bệnh, cơ thể sản sinh ra miễn dịch tự nhiên với căn bệnh này và không cần thiết thực hiện tiêm ngừa.
  • Trường hợp 2: Bệnh nhân từng xuất hiện mụn nước và tự phỏng đoán đó là thủy đậu rồi chữa trị tại nhà mà không đến cơ sở y tế. Khi đó, bạn có thể nhầm lẫn với các bệnh có triệu chứng tương tự thủy đậu như: chân tay miệng, zona,… Nếu không tiêm phòng, cơ thể dễ bị lây bệnh thủy đậu vì không có kháng thể chống lại. Nên tiêm phòng để tránh trường hợp xấu xảy ra. Bạn không cần lo lắng bất cứ điều gì vì cho dù đã từng bị thủy đậu thì việc tiêm phòng không gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có thể gây ra loạt biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ bầu và thai nhi
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có thể gây ra loạt biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ bầu và thai nhi

Có bầu sau 1 tháng tiêm phòng thủy đậu  tiềm ẩn những rủi ro không mong muốn, tuy nhiên vấn đề không quá nghiêm trọng khi trình độ y học phát triển như hiện nay. Thêm vào đó, tiêm vắc xin ngừa thủy đậu trước khi kết hôn hoặc chuẩn bị mang thai đóng vai trò quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và con. Hãy tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện hoặc trung tâm tiêm chủng tin cậy để được tư vấn tiêm phòng đúng cách.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Messenger Chat Zalo Gọi ngay