Dinh dưỡng trong bí đỏ và công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Giá trị dinh dưỡng trong bí đỏ mang lại nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Loại thực phẩm này mang đến nhiều vitamin, khoáng chất cùng loạt chất chống oxy hóa. Có thể kể đến như beta-carotene, vitamin A, C, E cùng chất xơ và kali. Nhờ đó, chúng giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và bảo vệ tim mạch. 

Bí đỏ giàu beta-carotene, vitamin A, C, E cùng chất xơ và kali
Bí đỏ giàu beta-carotene, vitamin A, C, E cùng chất xơ và kali

Các chất dinh dưỡng trong bí đỏ

Bí đỏ là thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng nhưng ít calo. Dưới đây là giá trị dinh dưỡng trong 1 chén (khoảng 245g) bí đỏ nấu chín:

Thành phần Hàm lượng
Calo 49 kcal
Carbohydrate 12g
Chất xơ 3g
Protein 2g
Vitamin K 49% RDI
Vitamin C 19% RDI
Kali 16% RDI
Đồng, mangan, riboflavin 11% RDI
Vitamin E 10% RDI
Sắt 8% RDI
Folate 6% RDI
Niacin, axit pantothenic & B6, B1 5% RDI

Ngoài ra, bí ngô đặc biệt giàu beta-carotene – một chất chống oxy hóa giúp cơ thể tổng hợp vitamin A, hỗ trợ sức khỏe mắt và tăng cường hệ miễn dịch.

Công dụng của bí đỏ đối với sức khỏe

Bí đỏ không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe. Nhờ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, loại quả họ bầu này giúp cải thiện các chức năng của cơ thể như:

Cải thiện thị lực

Bí đỏ giàu beta-carotene. Khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển hóa thành vitamin A, có khả năng bảo vệ võng mạc và duy trì thị lực tốt. Ngoài ra, Lutein và Zeaxanthin trong loại quả này bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh sáng xanh. Công dụng chính là giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng.

Lutein và Zeaxanthin trong loại quả này bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh sáng xanh
Lutein và Zeaxanthin trong loại quả này bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh sáng xanh

Tăng cường hệ miễn dịch

Bí đỏ cung cấp vitamin A giữ vai trò duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và virus gây hại. Đặc biệt, hàm lượng vitamin C cao có trong chúng còn làm tăng hiệu suất sản xuất tế bào bạch cầu. Từ đó thúc đẩy cơ thể chống lại bệnh tật.

Hỗ trợ giảm cân, tốt cho người ăn kiêng

Bí đỏ có lượng calo thấp, nhiều chất xơ, tạo cảm giác no lâu và kiểm soát cơn thèm ăn. Do vậy, loại quả này có thể thay thế tinh bột trong các bữa ăn mà vẫn cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

Bảo vệ tim mạch

Hàm lượng kali, chất xơ và chất chống oxy hóa trong bí đỏ có công dụng kiểm soát huyết áp hiệu quả. Đồng thời làm giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cường sức khỏe tim mạch. Từ đó hạn chế nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp, đột quỵ và bệnh tim.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Nguồn chất xơ trong bí đỏ giúp cải thiện chức năng đường ruột, ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, nó còn góp phần nuôi dưỡng lợi khuẩn trong đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.

Tốt cho phụ nữ mang thai

Bí đỏ chứa nhiều folate – một chất cần thiết cho sự phát triển của thai, đồng thời ngăn ngừa dị tật ống thần kinh. Vitamin C và sắt cũng hỗ trợ ngăn ngừa thiếu máu và tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu.

Làm đẹp da, chống lão hóa

Hàm lượng beta-carotene, vitamin C và E dồi dào có khả năng giúp chống oxy hóa, giảm nếp nhăn và ngăn ngừa tác hại từ tia UV. Việc bổ sung bí đỏ vào chế độ ăn sẽ cải thiện làn da sáng khỏe, căng mịn và tràn đầy sức sống.

Cách chế biến và sử dụng bí đỏ hiệu quả

Bí ngô là nguyên liệu quen thuộc với nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng. Dưới đây là một số cách chế biến phổ biến nhằm tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm này.

Các món ăn ngon từ bí đỏ

Những món ăn quen thuộc bạn có thể thêm vào thực đơn hàng ngày như:

Canh bí đỏ, súp, cháo bí đỏ: Khi kết hợp với các thực phẩm khác như thịt bằm, tôm hoặc đậu xanh sẽ tạo nên món canh thanh mát, dễ tiêu hóa. Phần súp có vị béo ngậy khi kết hợp với sữa tươi hoặc kem tươi. Cháo bí đỏ nấu cùng gạo và hạt sen giúp bồi bổ cơ thể.

Nguyên liệu:

  • 50 gram bí đỏ
  • Gạo tẻ phù hợp với lượng người ăn
  • Dầu ăn 

Hướng dẫn nấu cháo bí đỏ:

  • Vo gạo sạch rồi cho vào nồi nấu thành cháo chín nhừ.
  • Đem bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch rồi hấp chín nhằm tán nhuyễn mịn ra.
  • Khi cháo đã chín nhừ, cho bí đỏ vào đảo đều rồi nấu thêm 1 phút để hòa quyện vào với cháo. Tắt bếp.
  • Thêm một ít dầu ăn rồi chờ nguội thưởng thức món ngon.

Nước ép hoặc sinh tố bí đỏ: Bí đỏ có thể ép lấy nước uống trực tiếp hoặc xay sinh tố cùng sữa chua, chuối. Cách làm này cung cấp vitamin và khoáng chất hạn chế bị hao hụt. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho người ăn kiêng.

Nguyên liệu:

  • 300g bí đỏ
  • Vài lát gừng
  • Nửa quả chanh
  • 1 muỗng nhỏ muối hồng.

Cách làm:

  • Lựa chọn bí đỏ tươi ngon, với vỏ ngoài màu vàng cam đậm, nặng tay và không bị dập nát.
  • Đem gọt vỏ, bỏ hạt, còn chanh vắt lấy nước cốt.
  • Ép bí đỏ và gừng bằng máy ép (nên thêm chút nước lọc sau đó lọc bỏ bã).
  • Hoà nước ép trên với nước cốt chanh và muối hồng để dễ uống hơn.

Nướng, hấp, chiên giòn: Bí đỏ hấp giữ trọn dinh dưỡng, thích hợp cho chế độ ăn lành mạnh. Ngoài ra, một cách làm được nhiều người yêu thích phải kể đến nướng tẩm mật ngon với hương vị thơm ngon. Bạn có thể đổi mới với cách chiên giòn, tạo nên món ăn vặt hấp dẫn nhưng cần hạn chế dầu mỡ.

Nguyên liệu:

  • Bí đỏ
  • Bột gạo nếp (hoặc bột mì)

Cách làm

  • Hấp bí trước khi chiên để giữ được độ mềm, món ăn không bị khô. 
  • Sau khi hấp chín, đem nghiền bí đỏ rồi trộn với bột gạo nếp và các gia vị thích hợp rồi tạo hình theo ý muốn. 
  • Cuối cùng, cuộn bánh với mè và chiên trên bếp cho đến khi chín vàng.
  • Bí đỏ chiên giòn sẽ màu cam đặc trưng, giòn bên ngon nhưng mềm bên trong với vị ngọt tự nhiên. 
Những món ăn quen thuộc bạn có thể thêm vào thực đơn hàng ngày: Súp bí đỏ, nướng, hấp,...
Những món ăn quen thuộc bạn có thể thêm vào thực đơn hàng ngày: Súp bí đỏ, nướng, hấp,…

Lưu ý khi ăn bí đỏ

Khi tiêu thụ, hãy ghi nhớ những lưu ý sau đây:

  • Không nên ăn quá nhiều bí đỏ để tránh tình trạng vàng da do dư thừa beta-carotene.
  • Tránh sử dụng bí đỏ để lâu vì dễ bị lên men hoặc nhiễm độc tố, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Không nên ăn quá nhiều cùng một lúc bởi hàm lượng chất xơ cao trong chúng có thể gây đầy bụng, rối loạn tiêu hóa.
  • Dù là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên cần khéo léo kết hợp vào khẩu phần ăn với tần suất 2 – 3 lần/tuần là hợp lý.

Dinh dưỡng trong bí đỏ có lợi cho sức khỏe. Thế nhưng, bạn nên tiêu thụ với lượng vừa phải và kết hợp cùng các thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng. Nếu sau khi ăn xuất hiện các triệu chứng bất thường như dị ứng, khó thở hoặc sưng tấy,… bạn nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Messenger Chat Zalo Gọi ngay