Thành phần dinh dưỡng của trái bầu vô cùng “đặc biệt” khi có hàm lượng nước cao (đến 96%) cùng loạt vitamin, khoáng chất thiết yếu. Có thể kể đến như tinh bột, canxi, chất xơ, sắt, kali, magie, natri, phốt pho, kẽm,… tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về dinh dưỡng này của trái bầu và tận dụng được công dụng chúng mang lại.
Thành phần dinh dưỡng của quả bầu
Quả bầu là giống cây trồng ăn quả, dạng thân leo thuộc họ Cucurbitaceae. Thu hoạch khi còn non phần vỏ bầu sẽ mềm, hạt nhỏ và ăn ngọt vị tự nhiên hơn.
Các báo cáo về giá trị dinh dưỡng trong quả bầu cho thấy, trong 100g bầu có chứa các chất dinh dưỡng chính như sau:
Thành phần | Hàm lượng |
Nước | 96% |
Canxi | 21% |
Phốt pho | 25% |
Glucid | 2.9% |
Cellulose | 1% |
Sắt | 0.2mg |
Protid | 0.5% |
Vitamin B3 | 0.03mg |
Caroten | 0.02mg |
Vitamin C | 12mg |
Vitamin PP | 0.4mg |
Vitamin B1 | 0.02mg |
Dễ dàng nhận thấy, trái bầu là thực phẩm bổ sung nước tốt cũng như hạn chế tình trạng mất nước, mệt mỏi, khô miệng,…
Lợi ích của trái bầu đối với sức khỏe
Tìm hiểu tác dụng của quả bầu để tận dụng hết lợi ích mà thực phẩm này đem lại, điều dưỡng cơ thể bằng chính những món ăn hàng ngày. Dựa trên các nghiên cứu được công bố, tác dụng của quả bầu có thể kể đến như sau:
Hỗ trợ tiêu hóa, ngừa táo bón
Theo Đông y, quả bầu tác dụng nhuận tràng, gây sổ nên đặc biệt tốt cho những người thường xuyên bị táo bón.
Loại quả này còn chứa nhiều chất xơ không tan giúp làm sạch ruột và cải thiện tiêu hóa. Chúng có thể tạo thành hỗn hợp giống như gel ở trong ruột có tác dụng giúp quá trình tiêu thuận lợi và tăng cảm giác no. Đồng thời, ăn bầu còn làm giảm sự tích lũy của nồng độ axit và khí trong ruột.
Giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, giúp làm mát gan
Trái bầu được coi là loại rau có tác dụng giải nhiệt trong những ngày hè. Chế biến thành món ngon hoặc ép nước uống giúp giảm nhiệt cơ thể và cảm giác khó chịu.
Thêm vào đó, bầu chứa một lượng nước đáng kể cần thiết để đào thải độc tố. Kết hợp với các chất chống oxy hóa sẵn có, chẳng hạn như vitamin C và các chất dinh dưỡng thực vật khác có khả năng trung hòa các gốc tự do có hại và hỗ trợ quá trình giải độc tự nhiên.
Tốt cho tim mạch
Người ăn quả bầu thường xuyên có chỉ số đường huyết ổn định, đồng thời nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng thấp hơn. Tác dụng của loại quả này đến từ việc trong thành phần có chứa hoạt chất flavonoid. Khi đi vào cơ thể, chúng làm thành mạch giãn nở hơn, từ đó hạn chế nguy cơ tăng huyết áp đột ngột, bệnh lý tim mạch, mạch vành,…
Hỗ trợ giảm cân
Bầu là lựa chọn lý tưởng cho thực đơn giảm cân nhờ hàm lượng nước cao và ít calo. Đồng thời, lượng chất xơ cùng vitamin C dồi dào còn góp phần kích thích hệ miễn dịch hoạt động nhạy cảm hơn, có lợi cho việc kiểm soát cân nặng và duy trì vóc dáng.
Nguồn cung vitamin, khoáng chất
Bầu là nguồn cung cấp vitamin dồi dào, đặc biệt là vitamin C và vitamin B phức hợp có khả năng tăng cường khả năng miễn dịch.
Ngoài ra, lượng flavonoid và carotenes – hai chất chống oxy hóa góp phần bảo vệ cơ thể chống lại tổn thương tế bào và một số bệnh lý đái tháo đường type 2, bệnh tim.
Hỗ trợ kiểm soát đường huyết
Một trong những tác dụng hữu ích của quả bầu đối với bệnh nhân đái tháo đường đó là ổn định lượng đường trong máu. Một số bài thuốc dân gian từ chúng cho thấy hiệu quả trong việc kiểm soát đường huyết không tăng cao và kích thích insulin hiệu quả.
Tốt cho làn da
Các vitamin và khoáng chất phong phú trong quả bầu như vitamin C, kẽm, selen,… góp phần cải thiện làn da khỏe mạnh. Vitamin C thúc đẩy hình thành collagen, giúp da săn chắc, lấy lại vẻ tươi trẻ. Kẽm tham gia điều tiết sản xuất dầu và giảm viêm, trong khi selen bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím trực tiếp.
Gợi ý cách chế biến bầu để giữ trọn dinh dưỡng
Trong nền ẩm thực Việt nói riêng và một số nước châu Á nói chung, có nhiều món ngon dinh dưỡng được làm từ quả bầu. Để hạn chế hao hụt chất trong quá trình nấu, tham khảo các gợi ý sau:
- Bầu luộc: Cách chế biến này vừa dễ làm mà vẫn đảm bảo giữ lại được lượng chất tối ưu có trong thực phẩm. Đem quả bầu cắt miếng vừa ăn rồi luộc chín, đem chấm với nước mắm, nước tương,… sẽ tạo món ăn thanh mát nhiều người yêu thích.
- Canh bầu: Có thể tận dụng kết hợp nấu canh với thịt băm, tôm khô, xương heo, sườn,… Món canh này có vị ngọt nước tự nhiên, thơm ngon và bổ dưỡng.
- Cá lóc hấp bầu: Cả cá lóc và quả bầu đều là những thực phẩm giàu dinh dưỡng và giá trị lợi ích cho sức khỏe. Đem cá lóc làm sạch để vào ruột bầu rồi hấp chín sẽ có ngay món ăn ngon miệng, mùi thơm hấp dẫn và hương vị đặc biệt.
Lưu ý khi ăn bầu
Khi ăn trái bầu, không nên bỏ qua những điều sau nếu không muốn bị ngộ độc và rủi ro ngoài ý muốn:
- Không ăn trái bầu nếu thấy có vị đắng vì nguy cơ ngộ độc Cucurbitacin cao.
- Không ăn quá nhiều quả bầu cùng lúc vì có nguy cơ cảm thấy nôn nao, bụng khó chịu.
- Người thường xuyên bị đầy hơi, sưng ống chân không nên ăn quả bầu vì sẽ khiến bệnh lý nghiêm trọng hơn.
- Người có thân nhiệt hàn, hay bị tiêu chảy, lạnh bụng,… cũng nên tránh ăn bầu vượt qua mức cho phép.
- Đảm bảo mỗi tuần không ăn quá 3 bữa có bầu để đảm bảo đa dạng các nhóm thực phẩm, rau củ khác.
- Nên lựa chọn quả non, vỏ căng bóng và cuống còn tươi để chế biến thành món ăn. Tránh chọn quả bầu già có nhiều xơ, hạt to và cứng vì chúng không còn độ ngọt tự nhiên, khó ăn.
Trên đây là những thông tin hữu ích về thành phần dinh dưỡng của trái bầu cũng như một số lưu ý khi ăn thực phẩm này. Để tận dụng tối đa lợi ích, bạn nên rửa sạch và nấu cả phần vỏ và ruột quả khi còn non. Đồng thời, tiêu thụ với liều lượng hợp lý để tránh những tác động không mong muốn.
Tôi là giám đôc Công ty TNHH Đầu tư Xuất Nhập Khẩu HOAN TT. Một doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam.