Những điều mẹ bầu cần biết về tiêm phòng cúm khi mang thai

Tiêm phòng cúm khi mang thai là giải pháp tăng cường miễn dịch cho mẹ và bé. Tuy nhiên, tiêm thuốc cúm khi mang thai như nào để hiệu quả, an toàn đòi hỏi mẹ bầu cần hiểu rõ chi tiết các loại vắc xin, thời điểm tiêm và những lưu ý phòng tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Tiêm phòng cúm khi mang thai tăng cường miễn dịch cho mẹ và giúp bé khỏe mạnh
Tiêm phòng cúm khi mang thai tăng cường miễn dịch cho mẹ và giúp bé khỏe mạnh

Tại sao cần tiêm phòng cúm cho mẹ bầu?

Bầu có tiêm cúm được không là thắc mắc của không ít chị em phụ nữ. Câu trả lời là hoàn toàn có thể tiêm được. Thậm chí đây còn là biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé trước nguy cơ mắc bệnh cúm cùng những biến chứng nguy hiểm đi kèm. Cụ thể:

  • Ngăn ngừa cúm và các vấn đề sức khỏe liên quan: Tiêm cúm khi mang bầu sẽ giúp sức đề kháng của mẹ bầu hoạt động tốt hơn, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
  • Bảo vệ thai nhi khỏi rủi ro tiềm ẩn: Tiêm vắc xin phòng cúm giảm nguy cơ sốt cao cho mẹ bầu, làm giảm tỷ lệ dị tật bẩm sinh, suy hô hấp hoặc các vấn đề sức khỏe khác cho bé.
  • Tăng cường miễn dịch cho bé sau sinh: Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chưa thể tiêm vắc xin cúm và có hệ miễn dịch yếu, dễ gặp biến chứng nếu mắc bệnh. Khi tiêm cúm trong giai đoạn thai kỳ, kháng thể từ vắc xin sẽ truyền qua nhau thai và sữa mẹ, nâng cao hệ miễn dịch cho bé trong những tháng đầu đời đến khi bé đủ tuổi tiêm phòng.

Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng cúm khi mang thai

Các tổ chức y tế hàng đầu Thế giới như WHO, CDC đều xác nhận mẹ bầu có thể tiêm cúm khi mang thai bất kỳ lúc nào. Bao gồm cả tiêm cảm cúm trước khi mang thai.

Tuy nhiên, dựa trên dữ liệu khoa học, việc tiêm vắc xin trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba thường cho độ an toàn cao hơn so với 3 tháng đầu. Bởi đây là thời điểm thai nhi đang hình thành và phát triển mạnh mẽ. Song, để đảm bảo an toàn tối đa, các chuyên gia khuyến nghị thai phụ nên cân nhắc tiêm phòng cảm cúm vào giai đoạn giữa hoặc cuối thai kỳ sẽ tốt hơn. 

Ngoài ra, nếu có kế hoạch mang thai, tiêm phòng cúm trước khi mang thai cũng là lựa chọn hữu hiệu để tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé sau này.  

Các loại vắc xin cúm cho bà bầu

Một số loại vắc xin cúm được đánh giá cao về tính hiệu quả và độ an toàn cho phụ nữ mang thai hiện nay có thể kể đến như:

Vắc xin Vaxigrip Tetra

Đây là vắc xin tứ giá, có khả năng phòng ngừa 4 chủng virus cúm phổ biến. Bao gồm 2 chủng A (H1N1, H3N2) và 2 chủng B (dòng Yamagata và Victoria). Vaxigrip Tetra được sản xuất bởi Sanofi Pasteur (Pháp) và là lựa chọn tối ưu cho mẹ bầu nhờ khả năng bảo vệ toàn diện trước các biến thể cúm theo mùa.

Giá tham khảo: Dao động từ 300.000 – 350.000 VNĐ/liều tùy cơ sở y tế.

Vắc xin Vaxigrip Tetra có khả năng phòng ngừa 4 chủng virus cúm phổ biến
Vắc xin Vaxigrip Tetra có khả năng phòng ngừa 4 chủng virus cúm phổ biến

Vắc xin Influvac Tetra

Tương tự như Vaxigrip Tetra, Influvac Tetra cũng là vắc xin tứ giá, bảo vệ cơ thể khỏi 4 chủng virus cúm (2 chủng A và 2 chủng B). Vắc xin Influvac Tetra là sản phẩm của Abbott (Hà Lan), Influvac Tetra được thiết kế để phù hợp với mẹ bầu, đảm bảo hiệu quả cao và ít tác dụng phụ.

Giá tham khảo: Khoảng 320.000 – 380.000 VNĐ/liều.

Vắc xin Influvac Tetra phù hợp với mẹ bầu, hiệu quả cao và ít tác dụng phụ
Vắc xin Influvac Tetra phù hợp với mẹ bầu, hiệu quả cao và ít tác dụng phụ

Vắc xin GC Flu

GC Flu là vắc xin tam giá, phòng ngừa 3 chủng virus cúm, gồm 2 chủng A (H1N1, H3N2) và 1 chủng B. GC Flu do Green Cross (Hàn Quốc) sản xuất, có phạm vi bảo vệ hẹp hơn so với các loại tứ giá nhưng vẫn là lựa chọn kinh tế, phù hợp cho nhiều đối tượng mẹ bầu.

Giá tham khảo: Từ 250.000 – 300.000 VNĐ/liều.

Vắc xin GC Flu là lựa chọn kinh tế, phù hợp cho nhiều đối tượng mẹ bầu
Vắc xin GC Flu là lựa chọn kinh tế, phù hợp cho nhiều đối tượng mẹ bầu

Cả 3 loại vắc xin này đều được các tổ chức y tế uy tín trên thế giới kiểm định như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu (EMA), Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ,… Vắc xin không chứa virus sống nên mẹ bầu có thể yên tâm sử dụng mà không lo nguy cơ nhiễm bệnh. 

Tùy vào tình hình sức khỏe và khuyến nghị của bác sĩ, mẹ bầu có thể chọn loại vắc xin phù hợp để tiêm phòng cúm khi mang thai, đảm bảo sức khỏe tối ưu cho cả mẹ và bé.

Tiêm cúm khi mang thai ở đâu?

Mẹ bầu có thể tiến hành tiêm cúm khi mang thai tại các cơ sở y tế uy tín như:

  • Trung tâm tiêm chủng VNVC, hệ thống bệnh viện Vinmec hoặc Tâm Anh Hospital. 
  • Các phòng khám sản khoa hoặc trạm y tế địa phương có dịch vụ tiêm chủng.

Trước khi tiêm, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe phù hợp và chọn loại vắc xin tốt nhất.

Những trường hợp mẹ bầu không nên tiêm vắc xin cúm

Mặc dù việc tiêm phòng cúm bà bầu rất an toàn nhưng vẫn có một số trường hợp cần tránh thực hiện. Cụ thể bao gồm:

  • Người dị ứng nghiêm trọng với vắc xin cúm: 

Đây là trường hợp khá hiếm gặp nhưng vẫn có khả năng xảy ra. Song, nếu thai phụ có tiền sử dị ứng nặng sau khi tiêm vắc xin cúm như sưng phù, khó thở, hoặc sốc phản vệ, lời khuyên là tuyệt đối không nên tiếp tục tiêm phòng. 

  • Người có tiền sử dị ứng nặng với trứng gà: 

Vắc xin cúm phần lớn được sản xuất bằng cách nuôi cấy virus cúm trong trứng gà. Vì vậy, những người có dị ứng nặng với trứng cũng đồng nghĩa với hệ miễn dịch có thể phản ứng mạnh mẽ với vắc xin và gây ra các phản ứng nghiêm trọng như phát ban, sưng, hoặc khó thở. Đó là lý do những người có dị ứng nặng với trứng cần thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng.

  • Mẹ bầu đang bị sốt cao hoặc nhiễm trùng nặng: 

Khi thai phụ bị sốt cao hoặc nhiễm trùng nặng, cơ thể đang trong tình trạng sức khỏe yếu và hệ thống miễn dịch đang đối phó với bệnh tật. Lúc này, việc tiêm vắc xin cúm có thể gây thêm áp lực lên hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ phản ứng phụ hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe. Lựa chọn an toàn nhất là mẹ bầu nên hoãn tiêm cho đến khi sức khỏe ổn định.

Tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm phòng cúm bà bầu

Các tác dụng phụ thường gặp ở phụ nữ mang thai khi tiêm vắc xin cúm tương tự như những phản ứng phụ mà người bình thường có thể gặp phải. Bao gồm:

  • Tác dụng phổ biến: Đau nhẹ tại vị trí tiêm, buồn nôn, mệt mỏi, sốt nhẹ, thường tự khỏi sau 1 – 2 ngày.
  • Tác dụng hiếm gặp: Phản ứng dị ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ, co giật, tím tái, khó thở, mề đay lan rộng trong thời gian ngắn. Lúc này cần được xử lý y tế ngay lập tức.

Trường hợp mẹ bầu bị sốt từ 38,5°C trở lên hoặc cảm thấy đau nhiều, có thể sử dụng Paracetamol. Thuốc này đã được chứng minh là an toàn khi dùng trong thời gian mang thai, sẽ giúp giảm sốt và làm mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, không nên dùng ibuprofen trừ khi có chỉ định cụ thể từ bác sĩ sản khoa.

Câu hỏi thường gặp về tiêm phòng vắc xin khi mang thai

Tiêm cúm trong khi mang thai là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm từ các mẹ bầu. Để giải đáp những thắc mắc phổ biến, sau đây là tổng hợp một số câu hỏi thường gặp và câu trả lời chi tiết để thai phụ hiểu rõ hơn về tiêm vắc xin cúm.

Tiêm cúm trước khi mang thai có được không? 

Trước bầu tiêm cúm được không là mối quan tâm của nhiều chị em. Thực tế, việc tiêm phòng cúm trước khi mang thai hoàn toàn được khuyến khích. Điều này giúp mẹ bầu xây dựng sẵn hàng rào miễn dịch, nhất là khi bạn dự định mang thai vào mùa cúm (thường từ tháng 10 đến tháng 5). Lúc này, kháng thể từ vắc xin sẽ hỗ trợ bảo vệ mẹ và bé ngay từ những ngày đầu thai kỳ.

Tiêm cúm trong khi mang thai đến sự phát triển của thai nhi không?

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, tiêm phòng cúm khi mang thai KHÔNG gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Ngược lại, vắc xin còn mang lại lợi ích lớn khi bảo vệ bé khỏi nguy cơ từ virus cúm thông qua kháng thể truyền từ mẹ, đặc biệt trong những tháng đầu đời.

Phụ nữ đang mang thai bị cúm có nên tiêm phòng cúm không?

Nếu mẹ bầu đang mắc cúm, tốt nhất nên chờ đến khi hồi phục hoàn toàn trước khi tiêm cúm. Tiêm trong lúc bệnh khiến cơ thể thai phụ khó đáp ứng tối ưu với vắc xin. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có tình trạng bệnh và cơ địa khác nhau, vì vậy hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có quyết định an toàn và phù hợp nhất.

Nếu mẹ bầu đang mắc cúm, tốt nhất nên chờ đến khi hồi phục hoàn toàn trước khi tiêm cúm
Nếu mẹ bầu đang mắc cúm, tốt nhất nên chờ đến khi hồi phục hoàn toàn trước khi tiêm cúm

Tiêm phòng cúm khi mang thai là một bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để có thể lựa chọn loại vắc xin phù hợp, đảm bảo an toàn, hiệu quả nhất cho hành trình làm mẹ của mình. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Messenger Chat Zalo Gọi ngay